Thiết bị đo hàm lượng chất trong thức ăn cực kỳ nhỏ gọn
Sản phẩm DietSensor vừa được phô diễn lần đầu tiên tại triển lãm Điện tử tiêu dùng (CES) vừa diễn ra tại Las Vegas (Mỹ). DietSensor đã đưa ra phân tích chính xác lượng dinh dưỡng các loại thức ăn như sữa chua, pho mát, ngũ cốc và bánh mì. Chỉ cần cầm máy quét đưa lên thức ăn và đồ uống, ngay lập tức, máy sẽ cung cấp chính xác hàm lượng calo, chất béo và lượng carbohydrate của thực phẩm đó.
Thiết bị này sử dụng bộ cảm biến phân tử, quét thực phẩm và sau đó thông tin được truyền tới một ứng dụng trên điện thoại di động.
Bộ quét khá nhỏ có thể đặc biệt hữu ích đối với những người ăn kiêng tại các nhà hàng, nơi mà không có sẵn các nhãn ghi hàm lượng thức ăn. DietSensor cũng có thể là công cụ kín đáo để sử dụng tại các bữa tiệu tối, theo các nhà phát triển.
Thiết bị cũng sẽ được lập trình để nhận ra các thực phẩm nấu chính hoặc thức ăn thô gồm trái cây và rau quả, thịt, cá, gia cầm và thậm chí salad trộn khi sản phẩm được thương mại hóa ra thị trường trong năm nay.
Càng sử dụng nhiều, thông tin được tải lên càng nhiều (tới thư viện dữ liệu số trực tuyến), đồng sáng lập công ty của Pháp – Remy Bonnasse cho biết. Remy Bonnasse là người đã thiết kế thiết bị này sau khi con gái của ông bị chẩn đoán tiêu đường tuýp 1.
Đối với còn gái của Remy Bonnasse , việc biết được hàm lượng carbohydrate của thức ăn là điều cần thiết giống như lượng thuốc cô cần. Remy Bonnasse hy vọng thiết bị sẽ được sử dụng nhiều công dụng hơn là chỉ đo lượng calo.
Khi được trưng bày tại Las Vegas tuần trước, DietSensor đã đưa ra bản phân tích dinh dưỡng của các loại thực phẩm như sữa chua, pho mát, ngũ cốc và bành mì (ảnh).
Thiết bị sử dụng băng tần rộng, phổ kế hồng ngoại phạm vi gần, hoạt động bằng cách sử dụng một chùm ánh sáng phản xạ lại giữa các đối tượng và bộ cảm biến, chuyển tiếp thông tin phân tử.
Mỗi vật liệu trả lại ánh sáng theo cách hơi khác nhau và đều được quét để giải mã.
Ngoài ra, máy còn có thể xác định khả năng ngộ độc thức ăn do mức độ cao vi khuẩn trong miếng thịt gà hoặc cá. Hiện nay DietSensor không thể đo khối lượng thực phẩm, do trọng lượng phải được bổ sung bằng tay để cho việc tính toán chính xác giá trị dinh dưỡng.
Nhà dinh dưỡng học Zoe Harcombe hoan nghênh phát minh này và nói rằng: “Cuối cùng, chúng ta sẽ có thể hạ gục các loại thực phẩm và biết ngay lập tức hàm lượng khoáng chất và vitamin trong thực phẩm. Việc ghi nhãn thực phẩm có thể gây nhầm lẫn và một số nhà sản xuất cố gắng che giấu thông tin này càng nhiều càng tốt. Điều đó sẽ được phơi bày hoàn toàn nhờ thiết bị này”.
Máy quét này sẽ có giá £170 (gần 5,5 triệu đồng), với một khoản phí thuê bao hàng tháng khoảng £13 (hơn 400 nghìn đồng) để sử dụng chúng kèm ứng dụng.
Bộ cảm biến sinh học mỏng như sợi tóc cấy dưới da để bệnh nhân tiểu đường không cần chích máu ngón tay thường xuyên
Một thiết bị cấy dưới mô có thể giúp bệnh nhân tiêu đường thoát khỏi sự khó chịu của việc xét nghiệm máu thường xuyên. Thiết bị này được nhà khoa học Mỹ - Profusa công bố tại Triển lãm CES năm nay.
Bộ cảm biến sinh học – dài vài mm và mỏng hơn sợi tóc người, được chế tạo từ gel “thông minh”, chứa hàng trăm lỗ nhỏ.
Sau khi cấy dưới da, chúng sẽ khớp với các mô của cơ thể và người dùng sẽ không thể nhìn thấy hoặc cảm thấy gì về thiết bị này.
Bộ Gel này được bọc trong một phân tử phát sáng đưa ra một tín hiệu huỳnh quang để hiện diện lượng glucose và oxy trong cơ thể người.
Một thiết bị đầu đọc riêng biệt được tổ chức trên bề mặt da, trên bộ cảm biến cấy dưới da, và phát ra một chùm tia vô hại của bức xạ để kích thích bộ cảm biến gel. Mức độ phát huỳnh quang bởi gel được thiết bị đọc sử dụng để đo mức độ đường và oxy trong cơ thể người dùng.
Hiện nay, các bệnh nhân tiểu đường phải kiểm tra lượng đường trong máu nhiều lẫn mỗi ngày bằng thiết bị trích ngón tay. Nhà phát triển Mỹ - Profusa hy vọng thiết bị mới sẽ được kiểm tra độ an toàn trong mùa xuân này, sau đó sẽ bắt đầu được sử dụng lâm sàng.
B.H (Theo DM)